Thông thường, những doanh nghiệp kinh doanh về thực phẩm đều phải tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình sản xuất cũng như tiêu chuẩn về chất lượng để có thể mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. GMP là một trong số những tiêu chuẩn bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ, không thể bỏ qua. Cùng Dr. Lacir tìm hiểu tiêu chuẩn GMP là gì và những yêu cầu của GMP đối với các doanh nghiệp kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chuẩn GMP là gì?
GMP là viết tắt của Good Manufacturing Practice, được hiểu là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, là tổng hợp những quy định chung hoặc những hướng dẫn đảm bảo nhà sản xuất làm ra những sản phẩm đạt chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
Những lĩnh vực sản xuất áp dụng tiêu chuẩn GMP
Tại Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế, tất cả các lĩnh vực sản xuất, chế biến đòi hỏi yêu cầu cao về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đều bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn GMP:
- Thực phẩm
- Dược phẩm
- Mỹ phẩm
- Thiết bị y tế
Yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong tiêu chuẩn GMP là gì?
Yêu cầu về nhà xưởng, phương tiện chế biến
Đây là một yêu cầu vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp thuộc ngành mỹ phẩm. Theo tiêu chuẩn GMP, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể về vị trí lắp đặt nhà xưởng, nguyên liệu để xây dựng và phải đảm bảo về độ an toàn khi bắt đầu bước vào hoạt động. Về phương tiện chế biến, phải đáp ứng yêu cầu về nguyên vật liệu cấu thành lên phương tiện đó và có phù hợp để tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Yêu cầu về đảm bảo điều kiện vệ sinh
Không chỉ riêng ngành mỹ phẩm mà tất cả các lĩnh vực khác đều phải đảm bảo được điều kiện vệ sinh nhà xưởng, môi trường. Tiêu chuẩn GMP rất đề cao vấn đề này. Tất cả các vấn đề như: xử lý chất thải, rác thải, làm sạch môi trường nơi làm việc,… đều là cơ sở để nhà xưởng, doanh nghiệp dó tạo ra được những sản phẩm có an toàn, đảm bảo vệ sinh.
Yêu cầu về kiểm soát quy trình chế biến
Doanh nghiệp cần phải đề ra cho cơ sở sản xuất của mình những quy định cụ thể, nghiêm ngặt về quy trình chế biến, tiêu chuẩn về nguyên liệu, công thức pha chế và hơn nữa, sắp xếp nhân sự giám sát đầy đủ các bước để đảm bảo quy trình diễn ra trơn tru, hiệu quả.
Yêu cầu về nhân sự
Yếu tố con người là một trong những yếu tố cần thiết trong quá trình xây dựng bất kỳ một doanh nghiệp nào và là một yếu tố bắt buộc tỏng tiêu chuẩn GMP. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đặt ra các tiêu chuẩn phù hợp ở từng vị trí, tuyển dụng nhân sự phù hợp về trình độ, chuyên môn và năng lực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ để có thể hỗ trợ cho những ai đang mắc bệnh và kịp thời ngăn chặn mầm bệnh gia tăng.
Yêu cầu về bảo quản và phân phối sản phẩm
Trước khi sản phẩm đến với tay của người tiêu dùng, doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo quản cũng như vận chuyển sản phẩm. Sao cho sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài cũng như bên trong.
Những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của GMP là gì?
Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng tiêu chuẩn GMP sẽ thể hiện sự cam kết của cả hệ thống trong việc thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết về quy trình sản xuất và vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ gia tăng niềm tin, uy tín hơn đối với khách hàng và người tiêu dùng không chỉ trong thị trường quốc nội mà còn có thể vươn ra thị trường quốc tế.
Tiêu chuẩn GMP chính là sự xác nhận về độ mức độ chất lượng trong sản phẩm của doanh nghiệp đó, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh thị trường sản phẩm với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.
Còn đối với người tiêu dùng, thông qua các tiêu chuẩn GMP, họ dễ dàng nhận biết được sản phẩm nào thực sự tốt, đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngày nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hoạt động ngày một mạnh mẽ và khó kiểm soát, tiêu chuẩnGMP sẽ giúp người tiêu dùng có được lựa chọn sáng suốt nhất.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về tiêu chuẩn GMP là gì và những yêu cầu của tiêu chuẩn GMP đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Tuân thủ đúng tiêu chuẩn, các doanh nghiệp sẽ có được sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm từ phía khách hàng.
Xem thêm: Tìm hiểu Quy trình đăng ký mã vạch cho mỹ phẩm