Chiết Xuất Cam Thảo Dược Liệu Quý Làm Đẹp Da

Là một bài thuốc quý trong ý học phương Nam, chiết xuất cam thảo được nhiều người biết đến với những công dụng tuyệt vời đối với làm đẹp và sức khỏe. Tham khảo bài viết dưới đây của Dr. Lacir để hiểu hơn công dụng của chiết xuất cam thảo nhé!

Chiết xuất cam thảo là gì?

Hiện nay, trên thị trường phổ biến với 3 loại cam thảo, bao gồm:

  • Glycyrrhiza Uralensis : Đây là loại cam thảo rất phổ biến trên thị trường Trung Quốc, phân bố tại nhiều vùng miền của đất nước này. Loại cam thảo này cũng nhận được sự ưa chuộng của Hàn Quốc và Nhật Bản.
  • Glycyrrhiza Glabra: Loại cam thảo được trồng phổ biến tại châu Âu và được sử dụng như một loại nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất bánh kẹo.
  • Glycyrrhiza Inflata: Được trồng nhiều ở vùng Tân Cương Trung Quốc, phần lớn cam thảo phân bố ở nước ta đều là loại này.  

Ở Việt Nam, cam thảo thường được trồng tại Vĩnh Phúc, Hải Hưng và Hà Nội. Rễ và thân là hai bộ phận của cây được sử dụng phổ biến nhất để làm dược liệu. Để có được sản phẩm chất lượng nhất, cam thảo phải trải qua một quy trình thu hoạch, sơ chế, bào chế vô cùng nghiêm ngặt.

  • Thu hoạch: Cam thảo thường được thu hoạch từ tháng 2 – tháng 8, đây là khoảng thời gian cam thảo đạt được tiêu chuẩn tốt nhất ở rễ.
  • Sơ chế: Sau khi được thu hoạch, rễ cây sẽ được rửa sạch và thái thành từng lát mỏng và được sấy khô.
  • Bào chế: có 3 dạng cam thảo được sử dụng đó là bột cam thảo, sinh thảo và thích thảo. Tùy vào từng loại tên mà chúng được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau. Sinh thảo, rễ sau khi được rửa sạch sẽ được đem thái nhỏ rồi phơi khô. Bột cam thảo, rễ sẽ được bỏ đi lớp vỏ khô bên ngoài, thái miếng nhỏ, sấy khô rồi tán thành bột. Chính thảo, cam thảo sau khi sấy khô sẽ tẩm mật ong rồi sao vàng cho đến khi khô lại lần nữa.
Chiết xuất cam thảo
Chiết xuất cam thảo, dược liệu quý trong y học có công dụng làm đẹp da.

Xem thêm: Chiết xuất táo xanh là gì và công dụng của nó trong làm đẹp

Công dụng của chiết xuất cam thảo đối với làn da

Mỗi loại rễ cam thảo lại chứa những công dụng khác nhau, bởi hàm lượng dưỡng chất bên trong chúng khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích làm đẹp mà chúng ta lựa chọn loại cam thảo có chứa những dưỡng chất đó. Công dụng của cam thảo phụ thuộc vào từng loại hoạt chất. Hai hoạt chất chính có trong rễ cam thảo của hầu như mọi loại cam thảo thường chứa:

  • Liquiritin: là chất làm trắng da và có một số nghiên cứu gần đây thử nghiệm khả năng thay thế của chất này đối với hydroquinone trong việc làm giảm nám. Khả năng được đánh giá cao nhất của Liquiritin nằm ở chỗ nó khiến cho melanin không tập trung được (điều mà không phải chất nào cũng làm được), và từ đó giảm việc hình thành nám và đột biến sắc tố da.
  • Glycyrrhizin: là yếu tố có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, mang tính kháng khuẩn và giảm sưng tấy nên được dùng để kháng viêm, có khả năng hỗ trợ tăng cường cho các bệnh nhân sử dụng cortisone và có vị ngọt do là một glycoside. Người Trung Quốc cổ hay dùng cam thảo để nhai để giảm đau, chính là tác dụng mang lại từ Glycyrrhizin. 

Về cấu tạo hoá học, Glycyrrhizin thuộc nhóm saponin nên có tác dụng sử dụng trong các chất mỹ phẩm cũng như thực phẩm như là một chất tạo gel và nhũ hoá.

chiet-xuat-cam-thao-duoc-lieu-quy-lam-dep-da-2
Cam thảo chứa nhiều thành phần tốt cho da

Còn lại, mỗi loại cam thảo trên có chứa thêm một số chất chính sau:

  • Glycyrrhiza Uralensis: Hỗ trợ cân bằng độ ẩm cho da và giảm thiểu dị ứng, sốc da khi khí hậu thay đổi
  • Lico Pyranocoumarin:  Là hoạt chất chống oxy hoá. Trong một số nghiên cứu khoa học, chất này được dùng để ức chế monoamine oxidase để điều trị bệnh trầm cảm.
  • Glycycoumarin, Licoumarone: Là 1 trong những chất họ flavonoids nên có tính chống oxy hóa cao.
  • Glycyrrhiza Glabra: Làm trắng da.
  • Glabridin: Làm trắng da nên dùng để điều trị việc giảm nám thông qua ức chế sự tổng hợp của melanin ở ngay bước đầu tiên bằng cách ức chế việc hoạt động của Tyrosinase. Ngoài ra, Glabridin có khả năng kháng viêm.
  • Glabren: có khả năng giống Glabridin trong cơ chế giảm hoạt động của Tyrosinase. Tuy nhiên, khả năng này phụ thuộc vào liều lượng.
  • Glycyrrhiza Inflata: hay được nhắc đến với việc kháng viêm và chứa 4 chất chống oxy hóa sau đây
  • Licochalcone A, B, C, D: ngoài khả năng chống oxy hóa còn là chất có khả năng chống dị ứng, nên có tác dụng tốt cho những người bị rosacea. Tác dụng kháng viêm ở Licochalcone C kém nhất trong số 4 loại trên.

Mặc dù có nhiều lợi ích, tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn không nên ăn quá nhiều rễ cây cam thảo vì nồng độ Glycyrrhizin khá cao, nó có thể dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao, suy yếu cơ bắp và làm giảm lượng kali có trong máu. Nếu muốn có một làn da khỏe đẹp, các nàng nên xin ý kiến của bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng nhé! Ngoài ra, một số thương hiệu mỹ phẩm cũng đưa vào trong công thức làm đẹp của mình chết xuất cam thảo để hỗ trợ mang đến một làn da tươi tắn, khỏe mạnh.

Xem thêm: Tìm Hiểu Công Dụng Của Cúc La Mã Trong Làm Đẹp Là Gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *