Cấu trúc da của chúng ta như thế nào?

Thời gian dần trôi, làn da của chúng ta cũng sẽ ngày một “xuống cấp”, thay đổi theo thời gian. Nếu không chăm sóc đúng cách, làn da của chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề hệ trọng hơn. Một vẻ ngoài tươi tắn, rạng ngời, khỏe mạnh sẽ mang lại cho ta sự tự tin mỗi khi ra ngoài. Vì vậy, để có thể chăm sóc làn da một cách tốt nhất, ta cần hiểu rõ cấu trúc da như thế nào. Tham khảo bài viết dưới đây để cùng Dr. Lacir thấu hiểu làn da hơn nhé!

Da có cấu trúc như thế nào?

Làn da của chúng ta là cơ quan luôn luôn thay đổi, chiếm 15% trọng lượng cơ thể, có thể nói đây là cơ quan lớn nhất. Cấu trúc da gồm có 3 phần chính: lớp thượng bì, lớp hạ bì và mô mỡ. Bên trong mỗi lớp lại chứa nhiều các mô, lớp nhỏ hơn và có các chức năng khác nhau. Cả 3 lớp này phối hợp nhịp nhàng với nhau, thực hiện đầy đủ các chức năng để tạo nên một làn da khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu về từng lớp cấu trúc da để hiểu rõ hơn về làn da nhé!

Lớp thượng bì (lớp biểu bì)

Lớp thượng bì hay có tên gọi khác là lớp biểu bì, trong cấu trúc da, nó nằm ở lớp ngoài cùng. Đây được cho là tấm áo choàng bảo vệ bên ngoài, giúp bảo vệ làn da khỏi những tác động xấu bên ngoài. Lớp thượng bì phân chia thành 5 lớp, bao gồm: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng. 

Nghe phân tích như vậy, bạn sẽ thấy cấu trúc da của lớp thượng bì khá phức tạp và dày dặn đúng không? Nhưng thực tế, nó chỉ dày khoảng từ 0,1 – 1mm, khá mỏng manh. Theo các chuyên gia về da liễu, da ở quanh vùng mắt là mỏng nhất. Chính vì vậy, “cửa sổ tâm hồn” là nơi ta thấy được những dấu hiệu rõ rệt về lão hóa với biểu hiện đầu tiên là vết chân chim, nếp nhăn,… xuất hiện trong vùng da này.

cấu trúc da
Lớp thượng bì (biểu bì)

Lớp sừng là lớp trên cùng của da, chứa khoảng 20 lớp  tế bào già cỗi của da hay tế bào chết đã mất đi năng lượng cũng như chức năng vốn có và bong tróc khỏi làn da. Tuy nhiên, lớp da này nếu để tự nhiên thì sẽ mất rất lâu mới có thể đào thải hết một lớp da mỏng khiến lỗ chân lông có thể bị bít tắc. Vì vậy, ta cần phải tẩy da chết thường xuyên để tạo môi trường cho lớp da mới mọc lên, thông thoáng lỗ chân lông, làn da luôn tươi tắn, mịn màng. 

Lớp bóng trong cấu trúc da là một lớp mà các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và khá khó để phân biệt.

Sau lớp bóng là đến lớp hạt, tại lớp này quá trình sừng hóa bắt đầu xảy ra, các tế bào sản sinh ra các loại hạt siêu nhỏ và chúng di chuyển dần lên trên và biến thành lớp sừng. Ngoài ra, nó còn giúp cho làn da không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. 

Tiếp đến là lớp gai, đây là lớp tế bào non trẻ, căng hồng, trắng mịn nhưng không có sức đề kháng và dễ nhiễm bệnh. Tại lớp này, keratin được sinh ra để duy trì sự khỏe mạnh cho da. Nếu lớp keratin yếu đi thì da sẽ bị nhiễm trùng, nhạy cảm hơn với những tác động của môi trường khiến làn da bị khô và dễ bị kích ứng hơn. 

Lớp cuối cùng trong cấu trúc da là lớp đáy. Lớp này có nhiệm vụ quan trọng nhất đó là sản sinh tế bào gốc. Những tế bào con liên tục được sản sinh với nhiệm vụ tái tạo làn da tươi mới, tái sinh làn da.

Xem thêm: CÁC BEAUTY BLOGGER TRẢ LỜI CÂU HỎI:” LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẮNG DA?”

Lớp trung bì

Lớp trung bì hay còn có tên gọi khác là lớp mô mạch liên kết. Cấu trúc chính của phần này bao gồm collagen, elastic có khả năng đàn hồi và những mao mạch liên kết giúp cho làn da luôn khỏe mạnh, đàn hồi tốt và tươi tắn. Độ dày trung bình của lớp trung bì thường khoảng từ 0.5 – 4mm và lớp này gồm có hai lớp là lớp nhú và lớp lưới (lớp trung bì nông và lớp trung bì sâu). Theo thời gian, khả năng tự sản sinh collagen và elastic đàn hồi da ngày một yếu đi, dẫn đến việc làn da của chúng ta ngày một yếu đi, chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn và dễ bị tổn thương khi bị tác động từ bên ngoài. 

các lớp da
Lớp trung bì

Ngoài ra, lớp trung bì còn có trọng trách nuôi dưỡng lớp ngoài cùng và bảo vệ làn da. Những mao mạch trong lớp này sẽ giúp nuôi dưỡng lớp thượng bì và đào thải những chất cặn bã. Hơn nữa, những mô liên kết còn giúp làm lành vết thương nhanh chóng nhờ những sợi nguyên bào và dưỡng bào.

Lớp hạ bì

Lớp cuối cùng trong cấu trúc da đó là lớp hạ bì hay còn được gọi là lớp mỡ dưới da. Lớp này liên kết một cách khá lỏng lẻo với các lớp bên trên nhờ các sợi collagen và vì kết cấu của lớp này phần lớn là các mô mỡ. Nghe có vẻ mỡ màng vậy nhưng mô mỡ lại có cực nhiều chức năng. Không chỉ cung cấp năng lượng dồi dào cho da mà còn làm ấm cho da nhờ khả năng cách nhiệt, bảo vệ da khỏi nhiệt độ, tổn thương và đặc biệt là giúp làn da tổng hợp estrogen.

cấu tạo da
Cấu trúc lớp hạ bì

Qua một vài thông tin trên đây chắc hẳn các nàng đã hiểu rõ được cấu trúc da của mình như thế nào. Làn da tưởng khỏe mạnh nhưng cũng mỏng manh lắm nếu bạn không chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách và có nguy cơ đối mặt với ung thư da. Hãy yêu thương làn da của mình nhiều hơn nữa để luôn có được vẻ ngoài rạng ngời, tự tin nhất nhé chị em!

Xem thêm: CHĂM SÓC DA MÙA MƯA, TƯỞNG KHÔNG CẦN MÀ HÓA CẦN “KHÔNG TƯỞNG”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *